image banner
Thông tin mới nhất
Đăng nhập
HỘI NGHỊ VIÊN CHỨC TRƯỜNG MẪU GIÁO TÂN DÂN NĂM HỌC 2022 - 2023

Ngày 01/10/2022 nhà trường tổ chức Hội nghị viên chức 2022 -2023, trong hội nghị đã đánh giá lại kết qảu thực ihenej của năm 2021 - 2022 và đưa ra phương hướng cho năm học 2022 - 2023:

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2022 -2023

I. NHIỆM VỤ CHUNG:

1. Tiếp tục đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động  “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phát huy kết quả của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, có nhiều giải pháp cụ thể, gắn với các hoạt động thiết thực phù hợp với tình hình thực tế của trường.

2. Nâng cao các tiêu chí trường mầm non đạt chuẩn quốc gia và đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục, duy trì vững chắc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

3. Thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ ở các nhóm lớp. Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm” tăng cường các hoạt động trãi nghiệm, khám phá của trẻ, chú trọng giáo dục hình thành và phát triển  kỷ năng sống cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi, nâng cao chất lượng tổ chức bán trú cho trẻ.

4. Tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ, thực hiện tốt việc học bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực nghiệp vụ cho giáo viên, tiếp tục thực hiện

kiểm tra khảo sát năng lực giáo viên.

5. Trú trọng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý, chăm sóc giáo dục trẻ và bồi dưỡng giáo viên, nâng cao năng lực đội ngũ CBQL, GV đáp ứng đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo.

6. Đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ em trong bối cảnh dịch Covid-19.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lí giáo dục:

- Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của giáo dục Mầm non mới được ban hành nhằm thực hiện có hiệu quả về nhiệm vụ năm học; tập trung quản lý chuyên môn, quản lý chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non.

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường, xây dựng bộ quy tắc ứng xử của đơn vị.

- Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trường học, chú trọng công tác kiểm tra việc lập kế hoạch của giáo viên, nền nếp soạn giảng, kiểm tra đột xuất, kiểm tra thường xuyên, giám sát việc đánh giá chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, sinh hoạt các tổ chuyên môn, đổi mới trong việc đánh giá chất lượng chăm sóc,  giáo dục và đánh giá giáo viên theo hướng phát triển năng lực giáo viên, đặc biệt năng lực thực hành tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.

Quản lý và  sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường.

- 100% GV-NV dinh dưỡng được kiểm tra, đánh giá xếp loại để nâng cao chất lượng đội ngũ.

- 70% GV được kiểm tra toàn diện và kiểm tra các chuyên đề.

- Công khai theo thu chi thỏa thuận đầu năm sử dụng nguồn quỹ có mục đích trong các hoạt động theo quý, học kỳ, năm học. Bảo hiểm thân thể tự nguyện.v.v

2. Rà soát, sắp xếp phát triển mạng lưới trường lớp; tăng cường cơ sở vật chất giáo dục mầm non.

2.1 Trẻ cộng đồng:

- Tổng số trẻ từ 0-5 tuổi: 396 trẻ.

Trong đó:    + Nhà trẻ: 93 trẻ.

+ Mẫu giáo: 303 trẻ.

2.2 Kế hoạch huy động:

- Nhà trẻ: 10/93

- Mẫu giáo: 190/303

Trong đó:      + Trẻ 3-4 tuổi 20/69 đạt 29%

+ Trẻ 4-5 tuổi 60/113 đạt 53,1%

+ Trẻ 5-6 tuổi 103/103 đạt 100%.

2.3 Mạng lưới trường lớp:

Trường có 9 nhóm lớp: 1 nhóm trẻ; 8 lớp mẫu giáo. 189/97 nữ.

Trong đó:  + Nhóm trẻ 1 lớp: 10/7 trẻ

+ Mầm 1 lớp 41/17 trẻ

+ Chồi  3 lớp: 48/22 trẻ (Trong đó có 02 lớp chồi ghép 2 độ tuổi)

+ Lá 4 lớp: 90/51 trẻ.

* Biện pháp về huy động số lượng:

- Tổ chức điều tra trẻ đến tận hộ gia đình, nắm bắt tình hình về số lượng, số khẩu, số trẻ trong độ tuổi, nắm tình hình nơi trẻ ở.

- Huy động trẻ vào trường, cần theo dõi chặt chẻ trẻ phải phổ cập.

- Kết hợp các ban ngành vận động tuyên truyền đến bậc phụ huynh. Huy động trẻ trong độ tuổi đến trường làm tốt công tác phổ cập.

- Tạo môi trường học tập, trang bị mua sắm đồ dùng đồ chơi, đảm bảo chuẩn tối thiểu để đáp ứng nhu cầu hoạt động cho trẻ.

- Thực hiện tốt phòng trào xây dựng “Trường học thân thiện – học sinh tích cực” để nâng cao chất lượng trong huy động số lượng.

- Huy động trẻ mẫu giáo trong địa bàn đạt 60% trở lên.

2.4 Về cơ sở vật chất:

- Kiểm tra rà soát các trang thiết bị của các nhóm lớp để có kế hoạch tu sửa bổ sung kịp thời theo thông tư 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/02/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định danh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị thối thiểu cho các nhóm lớp.

- Đẩy mạnh phong trào tự làm đồ chơi, đồ dùng dạy học bằng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương; bảo quản, khai thác và sử dụng có hiệu quả trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi hiện có phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ.

- Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục để thu hút các nguồn đầu tư xây dựng khuôn viên các điểm lẻ, lắp đầy đủ máy lạnh cho các phòng học bán trú, làm khu vận động cho trẻ vui chơi, hoạt động.

* Biện pháp:

- Thu đúng, thu đủ theo thỏa thuận của phụ huynh để từng bước nâng cấp, tu sửa, mua sắm một số đồ dùng cần thiết phục vụ cho việc dạy và học.

- Tham mưu, nắm bắt tốt các chương trình, dự án.

- Kết hợp chặt chẽ trong công tác xã hội hóa giáo dục cùng hổ trợ công sức tạo dựng tốt cảnh quan môi trường Xanh – Sạch – Đẹp, an toàn.

- Cần bảo vệ tốt CSVC, đảm bảo an toàn tuyệt đối, hạn chế đồ dùng hư hỏng, mất mát..v.v

3. Cũng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.

CBQL-GV làm tốt công tác điều tra số liệu, thực hiện nghiêm túc quy trình kiểm tra công tác duy trì phổ cập hàng năm, cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu phổ cập trên hệ thống phần mềm đảm bảo đúng thời gian quy định. Bổ sung thêm một số đồ dùng, đồ chơi cho lớp 5 tuổi, ưu tiên giáo viên có trình độ trên chuẩn và được biên chế dạy lớp 5 tuổi.

Huy động trẻ 5 tuổi đạt 98% trở lên.

4. Nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng trẻ :

4.1. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên về các yếu tố nguy cơ và cách phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.

- Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi để kịp thời phát hiện những yếu tố nguy cơ gây mất an toàn, để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động tại trường.

4.2. Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe.

- Nhà trường thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng trẻ. Cân đo theo dõi biểu đồ theo định kỳ.

* Chỉ tiêu cụ thể:

TT

Nhóm lớp

Số

trẻ

Được cân đo

Cân nặng

Chiều cao

BP

PT

BT

%

SDD

%

PT

BT

%

SDD

%

 

BP

 

%

1

Lá 1

16/10

16

15

93,8

1

6,2

16

100

0

0

0

0

2

Lá 2

35/18

35

33

91,2

2

5,7

34

97,1

1

2,9

1

2,8

3

Lá TT

17/11

17

17

100

0

0

17

100

0

0

0

0

4

Lá NC

22/12

22

21

95,5

1

4,5

22

100

0

0

0

0

5

Chồi

25/11

25

23

92

2

6,4

24

96

1

3,2

0

0

6

Chồi ghép NC

18/8

18

18

100

0

0

18

100

0

0

0

0

7

Chồi ghép TT

16/9

16

16

100

1

5,9

16

100

0

0

0

0

8

Mầm

30/11

30

28

93,3

1

3,3

30

100

0

0

1

3,3

9

Lớp Nhóm

10/7

10

9

90

1

10

10

100

0

0

0

0

Tổng cộng

189/97

189

180

95,2

9

4,8

187

98,9

2

1,1

1

1,1

* Biện pháp:

+ Về hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng:

- Mức tiền ăn: 34.000đ/trẻ/ngày. Trong đó ăn sáng, ăn trưa và ăn xế.

- Thực đơn và thực phẩm

Xây dựng thực đơn hàng tuần, theo mùa phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, thực đơn cân đối đủ 4 nhóm thực phẩm cơ bản, 50% thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, 50% thực phẩm có nguồn gốc thực vật đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.

Chọn nguồn thực phẩm tươi ngon, an toàn, rỏ nguồn gốc. Làm hợp đồng cung ứng thực phẩm, hợp đồng ghi rỏ trách nhiệm của mỗi bên, tổ chức thực hiện bếp ăn một chiều. Không dùng phẩm màu công nghệ chế biến thức ăn cho trẻ. Các loại thực phẩm đóng gói, đóng hộp phải xem kỷ nhãn mác, thời hạn sử dụng và địa chỉ cụ thể. các loại thực phẩm đều được rửa dưới vòi nước sạch, cá biển, rau rửa sạch ngâm nước muối loãng 15-20 phút rồi mới chế biến.

Bảo quản cẩn thận các loại thực phẩm, thức ăn, nước uống không để côn trùng xâm nhập. Chế biến thức ăn phải phù hợp từng độ tuổi, mùi vị thơm ngon hấp dẫn nhằm kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.

 - Mua thực phẩm đảm bảo chất lượng và có biên bản hợp đồng mua bán.

- Thực hiện nghiêm túc việc lưu mẫu thức ăn đảm bảo theo quy định. Bếp có tủ lạnh và dụng cụ lưu mẫu thức ăn.

 - Thực hiện đúng theo Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND ngày 09/10/2020 của UBND tỉnh Cà Mau về Quy định mức thu một số dịch vụ phục vụ hoạt động bán trú tại các trường Mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

+ Về hoạt động chăm sóc sức khỏe

- Y tế trường học thường xuyên cân đo và tra vào biểu đồ tăng trưởng đúng theo định kỳ để phát hiện sớm những trẻ suy dinh dưỡng – giảm cân - béo phì và thông báo cho phụ huynh về sức khỏe của trẻ để sớm can thiệp.

- Phối hợp với trạm y tế xin được hỗ trợ clo để xác trùng theo định kỳ 

- Ngoài ra, Ban giám hiệu sẽ trang bị bình xịt thuốc xác trùng cho các lớp và xà phòng lifebuoy để trẻ rửa tay vào đầu và cuối buổi học.

- Riêng các giáo viên đứng lớp phải theo dõi chặt chẽ các dịch bệnh nguy hiểm thường gặp hiện nay có biện pháp để can thiệp sớm.

- Chú trọng đảm bảo nguồn thực phẩm và các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Y tế thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Phối hợp trạm y tế xã để có biện pháp phòng chống các dịch bệnh cho trẻ ở trường. Cân đo, khám sức khoẻ theo định kỳ 2 lần/năm.

- Đảm bảo tỷ lệ trẻ đến trường được tổ chức bán trú 100% (Đối với điểm Trung tâm)

- Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới 5%.

- Duy trì tốt hiệu quả vườn rau của bé.

4.3. Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục,nuôi dưỡng nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

* Chỉ tiêu cụ thể:

- 100% trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt

- 100% trẻ 5 tuổi lĩnh hội được 120 chỉ số

- Bé ngoan: 96%

- Chuyên cần: 95%

* Biện pháp:

- Đội ngũ nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao, có năng lực tổ chức và quản lý tốt.

- Nắm vững chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình GDMN phù hợp với từng độ tuổi.

- Thực hiện nghiêm túc quy trình một ngày của bé, đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với tình hình thực tế và khả năng của trẻ.

- Thực hiện tốt chương trình giáo dục Mầm non sau chỉnh sữa, trang bị tài liệu để giáo viên tham khảo, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, xây dựng góc thiên nhiên cho từng lớp. hướng dẫn phụ huynh chọn sách truyện và dành thời gian đọc sách cho con nghe tại gia đình, đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục. thực hiện tốt Thông tư số 28/2016 TT-BGD ĐT về sửa đổi bổ sung một số nội dung trong chương trình GDMN.

- Tiếp tục thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021- 2025”.

- Cần đổi mới môi trường giáo dục trong và ngoài lớp, nhằm tạo cho trẻ có cơ hội được tìm tòi khám phá, thực hành, trải nghiệm, sáng tạo theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học” phù hợp với từng độ tuổi.

- Tăng cường công tác xây dựng môi trường giao tiếp, môi trường chữ viết ở các nhóm lớp, tạo điều kiện cho trẻ phát triển ngôn ngữ ở mọi nơi, mọi lúc, phát triển kỷ năng giao tiếp cho trẻ đặc biệt là kỹ năng tự tin, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, biểu cảm.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ” ở các nhóm lớp bằng các hoạt động cụ thể như:

+ Tiếp tục bổ sung thêm một số trang thiết bị, đồ chơi, tài liệu, học liệu để nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ ở các nhóm lớp, khai thác có hiệu quả môi trường cơ sở vật chất trong và ngoài lớp hiện có, quan tâm bổ sung thêm ở các lớp lẻ.

+ Tiếp tục bồi dưỡng chuyên đề, nâng cao năng lực thực hành cho giáo viên, vận dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức, kỹ năng, áp dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực nhằm đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ.

+ Tổ chức hội thi cho trẻ về chuyên đề giáo dục vận động, mỗi nhóm lớp có 1 bộ sản phẩm để trưng bày.

- Tiếp tục thực hiện lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo, giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thảm họa thiên tai vào quá trình thực hiện chương trình.

- Thực hiện có hiệu quả Bộ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi để làm tốt công tác khảo sát đánh giá trẻ. Phối hợp đồng bộ giữa gia đình và nhà trường, theo dõi sự phát triển của trẻ,có biện pháp tác động kịp thời giúp trẻ phát triển tốt, tạo tâm thế tích cực cho trẻ bước vào lớp 1.

- Tổ chức 2 chuyên đề trong năm.

5. Phát triển  đội ngũ CBQL-GV Mầm non:

- Tổng số đội ngũ CBGVNV: 19

Trong đó:     

+ CBQL: 3

+ Giáo viên: 12              

+ Nhân viên: 54( Biên chế:1; hợp đồng theo nghị định 161: 3 )

+ Tư tưởng chính trị: Đội ngũ có lập trường tư tưởng vững vàng, quan điểm rõ ràng, chấp hành tốt chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.

+ Phát triển Đảng viên: trường có chi bộ Đảng: gồm có 14 đảng  viên, phấn đấu kết nạp mới 1 quần chúng.

- Chuyên môn:       

+ Tăng cường công tác bồi dưỡng tại trường, thực hiện đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn, cần chú ý vào đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, chú ý bồi dưỡng kỹ năng thực hành tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”. Nâng cao năng lực trong quản lý chăm sóc giáo dục trẻ.

+ Thực hiện nghiêm túc tập huấn qua mạng theo các mô đun nâng cao cho cán bộ quản lý và giáo viên đã hoàn thành bồi dưỡng các mô đun ưu tiên theo quy định; tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, tình thương, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên đối với trẻ.

+ Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và đánh giá Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng theo Chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non; tiếp tục khảo sát đánh giá năng lực giáo viên.

+ Tiếp tục thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ giáo viên, gắn kết quả học bồi dưỡng thường xuyên với việc đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp. 

- Về chế độ chính sách:

+ Đối với CBGV-NV trong biên chế: các chế độ chính sách cần kịp thời đầy đủ theo quy định.

6. Công tác đoàn thể

  Chi bộ:

* Nhiệm vụ:

  Chi bộ có 14/14 đảng viên, Số đảng viên trong chi bộ là những cá nhân tiêu biểu, ngoài công việc chính thực hiện công tác chuyên môn, các đồng chí được phân công kiêm nhiệm như: tổ trưởng, phó tổ trưởng chuyên môn, Chủ tịch công đoàn cơ sở, ...vv

  Các đồng chí đảng viên trong chi bộ luôn nêu cao vai trò, tính tiên phong gương mẫu, đi đầu, gương mẫu trong mọi hoạt động. Luôn có ý thức xây dựng khối đoàn kết trong chi bộ, nhà trường đồng thời thực hiện tốt các quy định nơi cư trú, có ý thức cao trong việc học tập nghị quyết của các cấp.

  Đảng viên trong chi bộ thường xuyên được quán triệt, học tập các chỉ thị Nghị quyết và hướng dẫn theo quy định của điều lệ Đảng.

  Đảng viên trong chi bộ thường xuyên bồi dưỡng nâng cao nhận thức về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

  Đảng viên trong chi bộ gương mẫu thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tuyên truyền và kiểm tra, gíam sát chặt chẽ đảng viên việc thực hiện quy định những điều đảng viên không được làm, được đánh giá trong các buổi sinh hoạt định kỳ của chi bộ hàng tháng, thường xuyên thực hiện tốt quy chế dân chủ trong chi bộ, nhà trường.

  * Giải pháp:

  Phấn đấu năm 2022-2023 chi bộ đạt trong sạch vững mạnh.

  Công đoàn:

  * Nhiệm vụ:

  Tổng số công đoàn viên: 19 đ/c.

  Hoạt động của Công đoàn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Công đoàn giáo dục, Liên đoàn lao huyện, Chi bộ Đảng;  sự phối hợp chặt chẽ của chuyên môn, các ban ngành, đoàn thể và các đồng chí đoàn viên.

  Đội ngũ đoàn viên yêu nghề, mến trẻ, tận tuỵ, cống hiến hết mình vì sự nghiệp giáo dục và công tác xây dựng, tổ chức các hoạt động Công đoàn.

  Phong trào công nhân viên chức, lao động được tiếp tục giữ vững và có bước phát triển vững chắc.

  * Giải pháp:

  Động viên khuyến khích cho công đoàn viên luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, nuôi con khỏe dạy con ngoan.

  Nắm bắt tâm tư nguyện vọng của từng công đoàn viên nhằm chia sẽ, hướng dẫn, cho đoàn viên hiểu, tuyên truyền quán triệt tư tưởng nhằm xây dựng nội bộ đoàn kết thống nhất.

  Đoàn thanh niên CSHCM:

  Số lượng Đoàn viên 11 đ/c

  Được xã đoàn, nhà trường quan tâm, nên chi đoàn thanh niên của trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hàng năm đều giới thiệu 1 hoặc 2 đoàn viên ưu tú cho chi bộ chăm bồi và phát triển đảng. Tham gia đầy đủ các hoạt động do Đoàn TNCSHCM xã và ngành phát động.

7. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy, nâng cấp thiết bị, đường truyền Internet, hệ thống Wifi, đảm bảo tốt cho việc ứng dụng công nghệ thông tin, phục vụ cho đông tác quản lý và giảng dạy.

Thực hiện có hiệu quả Trang Websrte của trường MG Tân Dân, vận hành có hiệu quả các phần mềm như phần mềm Misa, phần mềm quản lý công chức viên chức, phần mềm Smas…..số hóa các lọai  hồ sơ trong nhà trường, ký duyệt hồ sơ giáo án qua văn phòng điện tử 100%.

Chỉ tiêu:        100% CB,GV có máy vi tính được kết nối Interrnet.

100% CB,GV soạn giảng, ký duyệt qua văn phòng điện tử.

8. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục mầm non.

- Nhà trường kết hợp chặt chẽ giữa hội CMHS, các ban ngành đoàn thể nâng cao nhận thức về phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi.

- Kết hợp các ban ngành như: Y tế, Hội CMHS, Hội phụ nữ, các đoàn thể. Tuyên truyền nuôi dạy con theo khoa học và phòng chống các dịch bệnh ở trẻ.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, tăng cường công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của ngành học Mầm non.

- Tuyên truyền về kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc phụ huynh thông qua các cuộc họp, tạo được lòng tin trong nhân dân về chất lượng chăm sóc giáo dục để phụ huynh an tâm khi gởi con em vào trường.

- Biểu dương những giáo viên có thành tích tốt, điển hình nhân rộng những sáng kiến của cá nhân trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

  9. Công tác xã hội hóa - Ban đại diện Cha mẹ học sinh

* Nhiệm vụ:

Tiếp tục huy động các tổ chức, cá nhân ủng hộ để phát triển GDMN xã nhà đặc biệt là sự đóng góp của phụ huynh để sửa chửa nhỏ các điểm lẻ đảm bảo điều kiện để các lớp hoạt động.

Đẩy mạnh phong trào học tập cho trẻ mầm non để có sự nhận thức sâu sắc trong phụ huynh, trong cộng đồng nhằm để nâng cao vai trò trách nhiệm với trường lớp mầm non     

*Giải pháp: 

 Ban giám hiệu tổ chức họp phụ huynh thường xuyên, lồng ghép nội dung tuyên truyền về GDMN để thực hiện.

10. Các hoạt động khác

    * Cấp tỉnh:

- Hội thi “ Bé Mầm non vui khỏe” Tháng  10/2022

- Tham gia Hội thảo cấp tỉnh về “ Giải pháp thu hút và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”. Dự kiến HK I.

* Cấp Huyện:

- Hội thi “ Bé Mầm non vui khỏe” tháng 8-9/10/2022

  - Hội thi GVG 03/2022

* Cấp trường:

  - Hội thi GVG 02/2022

- Hội thi “ Bé Mầm non vui khỏe” Dự kiến tháng 9/2022

11. Công tác thi đua.  

a. Các phong trào thi đua.

- Phấn đấu trường đạt tập thể tiến tiến xuất sắc.

- Chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ

- Công đoàn đạt công đoàn vững mạnh.

- Chi đoàn vững mạnh cấp cơ sở.

- 100% CB-GV-NV đạt Chuẩn nghề nghiệp.

b. Thi đua cá nhân

- UBND tỉnh tặng bằng khen: 3 đồng chí

- LĐTT: 19/19 đồng chí.

- CSTĐ cơ sở: 3/19 đồng chí.

Công tác thi đua khen thưởng căn cứ vào Nghị định 91/NĐ-CP ngày 31/7/2017 và QĐ số 06/QĐ-UBND huyện Đầm Dơi ngày 07/3/2019.

      III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

      - Nhà trường xây dựng và thực hiện theo chủ đề năm học “Xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - thân thiện” làm nền tảng để chỉ đạo, đồng thời phấn đấu các tiêu chí trong năm đạt hiệu quả cao.

      - Quán triệt mục tiêu, ý nghĩa của các cuộc vận động lớn trong năm, đến tận cán bộ GVNV, tiến hành nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng  giáo dục toàn diện trong nhà trường.

      - Chỉ đạo các ban trong nhà trường đề ra kế hoạch, thanh kiểm tra chuyên môn có đánh giá rút kinh nghiệm hàng tháng. 

      - Tất cả cán bộ giáo viên thi đua dạy tốt, có tâm huyết với nghề nghiệp. Coi nghề dạy học là nghề chính của mỗi cán bộ giáo viên. Từ đó, mỗi cán bộ GV cần nhận thức đúng đắn về “Tâm, Tầm” ở mỗi công việc mà chính mình phụ trách .

      - Các bộ phận giúp việc cho lãnh đạo nhà trường, cần tham mưu đắc lực các hoạt động chuyên môn, báo cáo kịp thời sau mỗi lần kiểm tra dự giờ thăm lớp,  ký duyệt hồ sơ để lãnh đạo nhà trường có kế hoạch điều chỉnh chuyên môn và xử lý kịp thời khi giáo viên có dấu hiệu vi phạm.

      - Tổ trưởng chuyên môn cần xây dựng kế hoạch chỉ đạo với các thành viên trong tổ sát với tình hình học sinh từng lớp.

      - Huy động mọi nguồn lực cộng đồng tham gia góp phần xây dựng các phong trào thi đua dạy và học. Khuyến khích động viên giáo viên dạy giỏi,  học sinh chăm ngoan, tạo sân chơi bổ ích cho cô và trẻ. Đặc biệt GV chủ nhiệm liên hệ chặt chẽ với  phụ huynh từng lớp để báo cáo kết quả học tập của trẻ, chú ý học sinh chậm phát triển trí tuệ, GV chủ nhiệm có kế hoạch giúp dở, kèm cặp nhằm giúp trẻ học tốt hơn.  

       - Nhà trường tiến hành sơ tổng kết để đánh giá học kỳ để có giải pháp khắc phục những hạn chế, xây dựng kế hoạch chỉ đạo thời gian sắp tới đạt các chỉ tiêu đề ra trong năm.

*🎉 Hội nghị công chức-viên chức trường Mẫu giáo Tân Dân thành công tốt đẹp.
Tại Hội nghị cũng đã diễn ra lễ ký kết Giao ước thi đua năm học 2022 -2023 giữa Nhà trường và Công đoàn. Sau buổi làm việc nghiêm túc và khẩn trương, Hội nghị đã đi đến biểu quyết thông qua các chỉ tiêu cơ bản của nhiệm vụ năm học 2022 -2023 và thống nhất các kế hoạch, chỉ tiêu đề ra, hứa quyết tâm thực hiện bằng biểu quyết 100% ý kiến nhất trí.
Quyết tâm một năm học mới thành công tốt đẹp. 🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀

Và sau đây là một số hình ảnh buổi hội nghị:

anh tin bai

ký kết giữa công đoàn và nhà trường

anh tin bai

 

 

anh tin bai
anh tin bai

BGH nhà trường

Tác giả: CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG MG TÂN DÂN